Sử dụng kháng sinh như là phương pháp điều trị
ban đầu cho viêm ruột thừa không làm tăng
nguy cơ biến chứng ít nhất là trong năm đầu tiên
và có thể giảm 92% số ca phẫu thuật trong
tháng đầu tiên cos chẩn đoán.
Tuy nhiên, lựa chọn điều trị này đồng nghĩa với
việc viêm ruột thừa tái phát ở 23 trong số 100
bệnh nhân trong vòng 1 năm.
Các nghiên cứu chưa cung cấp được những bằng chứng đáng tin cậy về biến chứng, nhưng theo
những bằng chứng tốt nhất hiện có, sử dụng kháng sinh như phương pháp điều trị ban đầu cho
viêm ruột thừa nhẹ không gây ra nhiều biến chứng hơn trong 12 tháng đầu tiên theo dõi.
Theo các nhà nghiên cứu của Bệnh viện ĐH Helsinki, Phần Lan, kháng sinh có thể được sử dụng
như liệu pháp điều trị bước đầu cho viêm ruột thừa nhẹ nhưng vẫn chưa rõ có bao nhiêu người
điều trị ban đầu bằng kháng sinh tránh được phẫu thuật về lâu dài.
Viêm ruột thừa là một tình trạng bệnh nghiêm trọng trong đó ruột thừa bị viêm và đau. Phẫu
thuật là phương pháp điều trị thông thường cho viêm ruột thừa trong hơn một thế kỷ qua. Nhóm
nghiên cứu đã phân tích 5 thử nghiệm ngẫu nhiên so sánh việc sử dụng kháng sinh và cắt ruột
thừa để điều trị viêm ruột thừa. Thử nghiệm nằm trong phân tích gộp này bao gồm tổng cộng
1.116 beenhjnhaan.
Theo phân tích gộp này, số lượng biến chứng nặng trong 2 nhóm là ngang nhau: 5% các trường
hợp trong nhóm dùng kháng sinh và 8% ở nhóm phẫu thuật cắt ruột thừa. Trong nhóm dùng
kháng sinh, 8% bệnh nhân phải cắt ruột thừa trong vòng 1 tháng và viêm ruột thừa tái phát ở
23% trường hợp trong vòng 12 tháng theo dõi.
Dựa trên bằng chứng hiện có, lựa chọn giữa phẫu thuật và kháng sinh để điều trị viêm ruột thừa
nhẹ là quyết định khá nhạy cảm.
Theo SK&ĐS